Khu bến Lạch Huyện đáp ứng cho tàu tới 200.000 tấn
Theo quy hoạch, đến năm 2030, khu bến Lạch Huyện sẽ đáp ứng cho lượng hàng hóa từ 61,4 – 90 triệu tấn và lượng hành khách từ 10,5 – 11 nghìn lượt khách.
Khu bến sẽ có từ 14 – 16 bến cảng, gồm từ 15 – 18 cầu cảng với tổng chiều dài từ 5.625 – 6.875m (chưa bao gồm các bến cảng khác). Trong đó, các khu bến số 1, 2, bến 3, 4 tiếp nhận tàu trọng tải đến 165.000 tấn (12.000 Teu). Các bến từ bến số 5 tới bến số 10 tiếp nhận tàu trọng tải đến 200.000 tấn (18.000 Teu), phù hợp với kết cấu hạ tầng liên quan.
Ngoài ra, khu bến Lạch Huyện cũng được quy hoạch bến cảng Gót 1 và Gót 2, với các cầu cảng tổng hợp, rời, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn. Đồng thời, có 2 bến cảng Cái Tráp 1 và Cái Tráp 2 lần lượt tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn và 100.000 tấn. Khu vực cũng quy hoạch bến cảng số 21, số 22 đón hàng lỏng/khí với tổng chiều dài 600m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn.
Lạch Huyện cũng là khu bến được xác định sẽ ưu tiên đầu tư theo quy hoạch. Ngoài Lạch Huyện, còn có bến khởi động khu bến Nam Đồ Sơn (Hải Phòng), các bến cảng tại khu bến Đình Vũ và bến cảng Văn Úc phục vụ di dời các bến cảng trên sông Cấm.
Về kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, quy hoạch xác định những dự án ưu tiên đầu tư như đầu tư xây dựng luồng sông Văn Úc – Nam Đồ Sơn và hệ thống đê chỉnh trị (giai đoạn khởi động). Từng bước mở rộng luồng hàng hải Hải Phòng (mở rộng kênh Hà Nam, đoạn luồng Lạch Huyện bao gồm vũng quay tàu).
Cùng với đó, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như khu neo chờ, tránh, trú bão, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS), cũng như bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.
Tới năm 2030, cảng biển Hải Phòng được quy hoạch để đáp ứng cho lượng hàng hoá thông qua từ 175,4 triệu tấn đến 215,5 triệu tấn – Ảnh: Tạ Hải – Báo Chính phủ
Hạ tầng chưa đồng bộ, giảm năng lực khai thác Cảng biển Hải Phòng
Theo nhận định của Cục Hàng hải và Đường thuỷ Việt Nam, dù sản lượng hàng hóa tại cảng biển khu vực Hải Phòng liên tục tăng, doanh nghiệp cảng đã chú trọng đầu tư thiết bị hiện đại, nhưng hạ tầng chưa đồng bộ, giao thông kết nối còn bất cập khiến tiềm năng chưa được khai thác tối đa.
Theo thống kê, trong năm 2024, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng đạt 106,5 triệu tấn, trong đó hàng container chiếm 78,2 triệu tấn, tương đương 7,2 triệu TEU.
Giai đoạn 2020–2024, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,8%/năm, trong đó hàng container tăng 7,2%/năm; hàng tổng hợp, rời tăng 0,7%/năm; hàng lỏng/khí: tăng 8,9%/năm.
Trong khi lượng hàng tăng đều, số lượt tàu biển qua cảng lại giảm nhẹ (âm 0,9%), nhưng tổng dung tích tàu tăng 4,8%. Điều này cho thấy xu hướng tàu lớn ngày càng chiếm ưu thế khi cập cảng Hải Phòng. Hiện nay, bến số 5 và 6 khu bến Lạch Huyện đã tiếp nhận được tàu container trọng tải đến 160.000 tấn giảm tải.
Hiện nay, cảng Hải Phòng – cảng biển lớn nhất miền Bắc – đã hình thành 14 tuyến vận tải quốc tế. Trong số này có 6 tuyến xuyên Thái Bình Dương đi trực tiếp châu Mỹ, một tuyến đi châu Úc, 2 tuyến đi Ấn Độ và nhiều tuyến nội Á khác.
Tuy có những bước tiến rõ rệt, cảng biển Hải Phòng vẫn chưa phát triển như kỳ vọng do vướng mắc hạ tầng. Dự án chưa đồng bộ giữa quy hoạch và đầu tư thực tế. Tiến độ phát triển các bến cảng còn chậm, do vướng mắc trong phát triển khu công nghiệp sau cảng. Ngoài ra, việc di dời và chuyển đổi công năng các cầu cảng Hoàng Diệu vẫn chưa thực hiện đúng quy hoạch.
Việc phát triển các bến cảng mới đòi hỏi hạ tầng đồng bộ (giao thông, kỹ thuật, logistics…), song năng lực tài chính của một số nhà đầu tư còn hạn chế, trong khi trách nhiệm triển khai thuộc nhiều chủ thể, gây thiếu liên kết và chậm tiến độ.
Ngoài ra, luồng hàng hải vào cảng hiện vẫn là luồng một chiều, mật độ tàu lớn khiến nhiều tàu phải chờ đợi dài ngày, làm giảm hiệu suất bốc xếp. Đặc biệt, vận tải đường bộ vẫn là phương thức chính, dẫn đến ùn tắc cục bộ tại khu vực sau cảng như Chùa Vẽ, Đình Vũ và trên quốc lộ 5. Kết nối vận tải đường sắt và đường thủy nội địa với cảng vẫn còn yếu. Đường thủy thường bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, gây bồi lắng, khan cạn, khiến tuyến vận tải này khó khai thác hiệu quả quanh năm.
Hãng vận tải biển Wan Hai Lines của Đài Loan đã cam kết đầu tư khoảng 150 triệu USD để đặt mua tổng cộng 48.000 container, chia đều cho hai nhà cung cấp, theo DynaLiners. Cụ thể, công ty đã đặt lô hàng đầu tiên gồm 30.000 container từ CIMC, trị giá khoảng 100 triệu USD, và lô hàng tiếp theo gồm 18.000 container từ Singamas, trị giá xấp xỉ 50 triệu USD.
(Chinhphu.vn) – Cục Hàng hải và đường thủy Việt Nam cần khẩn trương xây dựng Bộ luật Hàng hải và Đường thủy Việt Nam để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời đại mới của ngành hàng hải và đường thủy.
Ngày 16/6, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón tiếp và làm việc với đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ Công ty TNHH Tập đoàn Cảng Thâm Quyến (Shenzhen Port Group) và Tập đoàn Worldex dẫn đầu bởi ông Shen Huaxin Tổng Giám đốc tập đoàn . Chuyến thăm mở ra nhiều kỳ vọng về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực cảng biển, logistics và đầu tư hạ tầng xuyên quốc gia.
Cuối tháng 4/2025, IMO đã đạt được thỏa thuận quan trọng về việc xây dựng hệ thống định giá carbon toàn cầu cho lĩnh vực hàng hải, hướng đến mục tiêu giảm phát thải ròng. Trong đó có nội dung đánh thuế khoảng 380 USD với mỗi tấn CO2 vượt ngưỡng cố định, đồng thời cho phép doanh nghiệp sử dụng tín chỉ carbon để bù đắp nghĩa vụ thuế.
Hệ thống cảng biển Hải Phòng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định trong những tháng đầu năm 2025. Sản lượng hàng hóa thông qua ước đạt hơn 29,3 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ. Tuy vậy, các cảng biển khu vực này đang đứng trước nhiều thách thức mới…
Drydocks World, công ty con của tập đoàn DP World (Dubai), cùng bốn đối tác đồng sáng lập gồm Sefine Shipyard (Thổ Nhĩ Kỳ), Astilleros Shipyard Group (Tây Ban Nha), BREDO Dry Docks (Đức) và IMC Shipyard Services Group (có trụ sở tại Singapore, Trung Quốc và Thái Lan) đã công bố sự ra đời của tổ chức Liên minh Xanh Toàn cầu các Xưởng Sửa chữa Tàu biển – GGSA.
Lần đầu tiên trong lịch sử hàng hải châu Phi, hãng tàu MSC Mediterranean Shipping Company đã đưa vào khai thác các tàu container siêu lớn (ULCV) có sức chở lên tới 24.000 TEU tại khu vực này. Sự kiện hai tàu MSC DILETTA và MSC TÜRKIYE chính thức hoạt động trên tuyến dịch vụ Africa Express – kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á với các quốc gia Tây Phi như Ghana, Togo, Bờ Biển Ngà và Cameroon – không chỉ đánh dấu bước tiến vượt bậc về năng lực cảng biển, mà còn mở ra cơ hội bứt phá cho toàn bộ nền kinh tế khu vực.
Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam vừa trình Bộ Xây dựng Dự thảo Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Nghệ An giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
ItalyTàu Viking Libra, với sức chở gần 1.000 hành khách, trang bị công nghệ pin nhiên liệu hydro tiên tiến với khả năng tạo ra 6 MW điện.
Công ty đóng tàu Fincantieri và hãng tàu du lịch Viking hé lộ Viking Libra, tàu du lịch đầu tiên trên thế giới chạy bằng hydro lưu trữ ngay trên tàu,Interesting Engineeringhôm 10/4 đưa tin. Con tàu đang được chế tạo tại xưởng đóng tàu Ancona của Fincantieri ở Italy, dự kiến sử dụng công nghệ pin nhiên liệu hydro tiên tiến để tạo ra 6 MW điện cho hệ thống đẩy và thiết bị điện, đủ cung cấp cho 499 phòng trên tàu.