EVFTA – HÀNG HẢI ĐÓN BẮT CƠ HỘI BỨT PHÁ

20/07/2020 08:46:41 315

EVFTA – HÀNG HẢI ĐÓN BẮT CƠ HỘI BỨT PHÁ
Mục lục
EVFTA – HÀNG HẢI ĐÓN BẮT CƠ HỘI BỨT PHÁ
 

EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 tới đây được xem là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và các cảng biển của Việt Nam phát triển. Vậy ngành hàng hải đã chuẩn bị ra sao để tận dụng tốt cơ hội mà EVFTA mang lại?

 

 

Nhận diện khó khăn

Với hơn 3.400 km bờ biển và có gần một nửa số tỉnh, thành phố nằm ở ven biển, vận tải biển và hệ thống cảng biển của Việt Nam luôn được nhìn nhận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế đất nước.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, khi EVFTA có hiệu lực, dự kiến, xuất khẩu ngành thủy sản từ Việt Nam vào EU sẽ tăng trung bình 2%/năm, nhập khẩu từ EU có thể trong khoảng 2,8 – 5% trong giai đoạn 2020 – 2030. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU tăng nhanh khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định.

Tốc độ tăng xuất khẩu mặt hàng da giày vào EU dự báo tăng gấp đôi vào năm 2025 và tổng kim ngạch xuất khẩu giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành da giày tăng ở mức 31,8%.

Ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đánh giá, việc Quốc hội chính thức thông qua và phê chuẩn EVFTA sẽ mang lại cơ hội lớn đối với hoạt động hàng hải.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, để phát huy cơ hội này, điều kiện trước tiên là cần có đội tàu và hệ thống cảng biển đủ mạnh.

Thống kế mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, hiện cả nước có gần 1.600 tàu; trong đó tàu vận tải hàng hóa là 1.128 tàu với tổng dung tích khoảng 4,8 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu DWT (tấn chiều dài). Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) xếp hạng đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới.

Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá, cơ cấu đội tàu biển Việt Nam trong thời gian qua đã có bước cải thiện đáng kể, đội tàu phát triển theo hướng chuyên dụng hóa, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước. Cụ thể, đội tàu container Việt Nam tăng trưởng khá tốt với mức tăng bình quân khoảng 20%/năm. Hiện đội tàu container của Việt Nam là 41 tàu.

Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế lại cho rằng, đội tàu biển này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu vận tải nội địa và vận tải hàng feeder (dịch vụ tàu gom hàng) tại một số nước trong khu vực, chưa tăng được thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đối với vận tải biển quốc tế hiện đang đảm nhận vận chuyển khoảng 7% thị phần và chủ yếu vận tải các tuyến gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á. Tương tự, đội tàu container Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một số tàu hàng rời đã vận tải hàng hóa trên các tuyến châu Âu. Trong khi đó, đội tàu container nhìn chung nhỏ về trọng tải, tuổi tàu cao, tốc độ chậm so với các đội tàu container của các hãng nước ngoài.

Về hệ thống cảng biển, thống kê từ Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, nước ta đã có 32 cảng chính đáp ứng đủ năng lực thông qua hàng hóa hiện nay. Ước tính trung bình mỗi năm, hệ thống cảng biển của cả nước đảm nhận thông qua từ 550 – 570 triệu tấn hàng hóa. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất của vận tải biển hiện nay là giao thông kết nối giữa hệ thống cảng biển với phương thức vận tải khác như đường bộ, đường sắt.

Ông Hồ Kim Lân, Tổng thư ký Hiệp hội cảng biển Việt Nam cho rằng, hiện Việt Nam đã có sẵn hệ thống cảng biển, các tuyến đường hàng hải và tàu cỡ lớn khai thác giữa Việt Nam và khu vực châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, chiều sâu của hệ thống luồng lạch còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến năng lực khai thác và đón tàu lớn của cảng biển Việt Nam.

Trong khi đó, cả nước mới chỉ có 2 cảng nước sâu là cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng và cảng Cái Mép Thị Vải, ở Bà Rịa Vũng Tàu… có thể đón tàu quốc tế lớn nhưng quy mô và năng lực vận chuyển vẫn còn nhiều hạn chế.

Đan xen cơ hội và thách thức

 

 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, năng lực hiện có và xu thế tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng hải quốc tế đã và sẽ gây áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trên những tuyến quốc tế đối với các hãng tàu Việt Nam. Cùng với đó, ngành vận tải biển trên thế giới cũng đang ở giai đoạn khó khăn với nhiều hãng tàu lớn phá sản hoặc làm ăn cầm chừng.

Tuy nhiên, trong khó khăn cũng có cả những cơ hội. Các chuyên gia phân tích, vận tải biển là lĩnh vực dịch vụ sẽ hưởng các tác động tích cực dù gián tiếp từ EVFTA. Với cam kết trong EVFTA thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thuộc EU được dự báo sẽ tăng lên đáng kể. Trong khi đó, có tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam qua đường biển. Điều này kéo theo tỷ trọng hàng hóa các tuyến vận tải biển Bắc – Nam và Đông – Tây chắc chắn gia tăng.

Từ những phân tích trên, nhằm nâng cao hiệu quả vận tải biển và tăng sức cạnh tranh, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trước mắt ngành vận tải biển Việt Nam cần tập trung vấn đề minh bạch trong cung cấp dịch vụ và giá thành. Cụ thể là nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra mức chi phí vận tải hợp lý nhất.

Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, ngay từ khi Việt Nam đang xúc tiến ký Hiệp định EVFTA, Cục đã chủ động nghiên cứu, rà soát lại hệ thống cảng biển của Việt Nam, xây dựng một số đề án nâng cao hiệu quả khai thác của các cảng biển; trong đó có 2 cảng nước sâu, cảng Cái Mép Thị Vải và cảng Lạch Huyện.

Bên cạnh đó, Cục cũng đang nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách hỗ trợ các tàu thuyền, tàu container có trọng tải lên đến 20.000 TEUs được phép vào các cảng nước sâu và cắt giảm một số thủ tục không cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy thương mại.

Nhìn nhận theo khía cạnh khác, chuyên gia Nguyễn Quế Dương, Nguyên Trưởng ban Quản lý thuyền viên tàu biển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho rằng, các cảng biển và vận tải biển chỉ là một mắt xích trong hoạt động vận chuyển hàng hóa. Điều quan trọng cần cải thiện sự kết nối giữa các phương thức vận tải như đường thủy, đường bộ, đường sắt với các cảng biển để giảm bớt thời gian vận chuyển hàng hóa. Từ đó, giảm giá thành vận tải, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan.

Để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, theo ông Hồ Kim Lân, Tổng thư ký Hiệp hội cảng biển Việt Nam, vấn đề bây giờ là chuẩn bị tăng năng suất khai thác bằng cách trang bị thêm các phương tiện làm hàng tại các cảng nước sâu như cảng Cái Mép- Thị Vải và cảng Lạch Huyện. Bên cạnh đó, tìm thêm phương án để phát triển các cảng biển và các dịch vụ hỗ trợ cho cảng biển khai thác như dịch vụ logistics.

Về định hướng lâu dài, đại diện một số doanh nghiệp vận tải biển chia sẻ, hướng đi rõ ràng nhất để khắc phục những hạn chế trong vận tải biển và thương mại quốc tế là hợp tác cải thiện hiệu suất, hiện đại hóa đội tàu và các cảng biển, tranh thủ đầu tư quốc tế cho nâng cấp cơ sở hạ tầng liên tuyến, liên khu vực, nhằm khắc phục sự bất lợi mang tính hệ thống trong tuyến Bắc – Nam. Đồng thời, đầu tư, cải cách cả về thương mại và hệ thống hàng hải, các cảng biển, giao thông phụ cận, thủ tục hải quan để tăng hiệu suất của các cảng biển.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các doanh nghiệp vận tải biển và các chuyên gia kinh tế, việc khắc phục bất hợp lý trong cơ cấu đội tàu gắn với hiện đại hóa đội tàu hoàn toàn không đơn giản, cần phải được tính toán kỹ lưỡng, cẩn trọng.

Đại diện Công ty vận tải biển Vinalines cho biết, lâu nay, thị trường châu Âu vẫn “mở cửa” với đội tàu hàng rời (sắt, thép, quặng) từ Việt Nam. Khi EVFTA có hiệu lực, sản lượng các mặt hàng có thể tăng, thủ tục đối với đội tàu Việt sang châu Âu cũng dễ dàng hơn. Tuy vậy, vướng mắc lớn nhất là tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn đối với tàu biển khai thác tại châu Âu rất khắt khe, các doanh nghiệp cần lưu ý điều này.

Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam chia sẻ, thời gian tới, Cục sẽ tham mưu Bộ Giao thông Vận tải xây dựng quy hoạch cảng biển giai đoạn 2021 – 2030, khắc phục những hạn chế trong các thời kỳ trước đây, lựa chọn những nhà đầu tư có đủ tiềm lực phát triển cảng biển hiện đại. Trong đó, có cả việc đầu tư các “bến mềm” thực hiện chuyển tải hàng hóa và các dịch vụ xếp dỡ khi hệ thống cảng cứng không đáp ứng được nhu cầu hoặc hạn chế về luồng lạch….

                                                                                                                                                                                         Nguồn ST.

Bài viết liên quan:

Nới quy định về chứng chỉ chuyên môn, thu hút người tài cho ngành hàng hải
11/09/2020 526
Nới quy định về chứng chỉ chuyên môn, thu hút người tài cho ngành hàng hải

Bộ GTVT đã điều chỉnh quy định cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên đã có Giấy chứng nhận ở nước ngoài…

Doanh nghiệp hàng hải, cảng biển than khó
31/08/2020 536
Doanh nghiệp hàng hải, cảng biển than khó

Tỷ lệ tiêm vaccine thấp, cấp giấy đi đường cho lao động quá ít là những rào cản làm ngưng trệ hoạt động của doanh nghiệp hàng hải.

Tại cuộc họp trực tuyến về tạo thuận lợi cho vận tải biển và dịch vụ logistics trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 ngày 17/9, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) lo ngại tỷ lệ tiêm vaccine cho thuyền viên khá ít.

Nhiều thủy thủ viễn dương Việt Nam đang bị mắc kẹt ở nước ngoài
26/08/2020 507
Nhiều thủy thủ viễn dương Việt Nam đang bị mắc kẹt ở nước ngoài

Gần 80 tàu viễn dương, với hàng trăm thủy thủ đang hoạt động tại các vùng biển Atlantis, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… suốt nhiều tháng nay chưa thể về Việt Nam.

HÀNG HÓA QUA CẢNG BIỂN VIỆT NAM GIỮ NHỊP TĂNG TRƯỞNG BẤT CHẤP DỊCH COVID-19
24/08/2020 511
HÀNG HÓA QUA CẢNG BIỂN VIỆT NAM GIỮ NHỊP TĂNG TRƯỞNG BẤT CHẤP DỊCH COVID-19

Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ đà tăng, trong đó, hàng container có sự tăng trưởng khả quan…

KHẢO SÁT CỦA HIỆP HỘI CHỦ TÀU VÀ HIỆP HỘI THUYỀN VIÊN VỀ BẢO VỆ SỨC KHỎE THUYỀN VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
07/08/2020 339
KHẢO SÁT CỦA HIỆP HỘI CHỦ TÀU VÀ HIỆP HỘI THUYỀN VIÊN VỀ BẢO VỆ SỨC KHỎE THUYỀN VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Các hạn chế do các chính phủ trên thế giới áp đặt liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và điều kiện phúc lợi của thuyền viên. Bất chấp nỗ lực của một số quốc gia nhằm cải thiện tình hình, hiện toàn cầu có khoảng 200 ngàn thuyền viên đang chờ đợi để được hồi hương, trong số đó có rất nhiều người vẫn đang phải ở lại tàu vượt quá thời gian quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên.

Thuê tàu ngoài - Cứu cánh của doanh nghiệp vận tải biển
06/08/2020 325
Thuê tàu ngoài - Cứu cánh của doanh nghiệp vận tải biển

Nói về khó khăn thị trường của các doanh nghiệp vận tải biển, người trong cuộc cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập hơn chục năm nay. Dẫn chứng số liệu sản xuất kinh doanh chỉ làm chúng ta đặt thêm câu hỏi “Tại sao đến giờ này các doanh nghiệp vận tải biển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vẫn còn sống sót được trước những con sóng lớn đến thế?”.

Cục Hàng hải Việt Nam ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống dịch COVID-19
27/07/2020 352
Cục Hàng hải Việt Nam ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống dịch COVID-19

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị yêu cầu thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống dịch.

HẢI PHÒNG GIẢM PHÍ CẢNG BIỂN
24/07/2020 396
HẢI PHÒNG GIẢM PHÍ CẢNG BIỂN

Sáng 22-7, HĐND TP Hải Phòng đã thông qua nghị quyết điều chỉnh giảm phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng; phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Cát Hải, một số loại phí và lệ phí…

Xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải
17/07/2020 311
Xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải

Việc xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa sẽ phát huy được hiệu quả, giải quyết được hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân cũng như doanh nghiệp thụ hưởng.

PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM: ‘PHÁT HIỆN HƠN 5.000 KHIẾM KHUYẾT TÀU BIỂN’
13/07/2020 266
PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM: ‘PHÁT HIỆN HƠN 5.000 KHIẾM KHUYẾT TÀU BIỂN’
 

Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, “trong 6 tháng đầu năm 2020, các cảng vụ hàng hải kiểm tra, phát hiện hơn 5.000 khiếm khuyết của tàu biển Việt Nam
Phó Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam: ‘Phát hiện hơn 5.000 khiếm khuyết tàu biển’.

Giá dầu thế giới giảm nhẹ
08/07/2020 331
Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên 7/7, khi số ca mắc COVID-19 tăng vọt tiếp tục gây lo ngại nhu cầu dầu thô sẽ yếu hơn.

THỊ TRƯỜNG LOGISTICS SẼ SÔI ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI
29/06/2020 257
THỊ TRƯỜNG LOGISTICS SẼ SÔI ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Dự kiến sẽ tăng vọt đơn hàng khi Hiệp định Thương mại EVFTA có hiệu lực, ngành logistics đang chuẩn bị hạ tầng, kỹ thuật để tận dụng cơ hội này…

CẢNG BIỂN MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19: ĐỨT ĐOẠN’ TĂNG TRƯỞNG HAI CON SỐ
22/06/2020 269
CẢNG BIỂN MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19: ĐỨT ĐOẠN’ TĂNG TRƯỞNG HAI CON SỐ
HÀNG HẢI HƯỞNG LỢI GÌ TỪ EVFTA?
20/06/2020 242
HÀNG HẢI HƯỞNG LỢI GÌ TỪ EVFTA?

Khi Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam có hiệu lực, hoạt động hàng hải sẽ hưởng lợi lớn từ việc gia tăng các hợp đồng hàng hóa, thương mại.

Chuyên viên tư vấn
Facebook
0904677232
Click để gọi ngay cho tôi - messenger Click để gọi ngay cho tôi - zalo