Xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải

17/07/2020 14:01:45 312

Xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải
Mục lục

Xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải

 
- Việc xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa sẽ phát huy được hiệu quả, giải quyết được hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân cũng như doanh nghiệp thụ hưởng.

 

Hài hoà lợi ích Nhà nước và nhà đầu tư

Chủ trương xã hội hóa duy tu, nạo vét các tuyến luồng hàng hải hoàn toàn phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong điều kiện “miếng bánh” ngân sách còn eo hẹp thì xã hội hóa nạo vét hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải, tuyến đường thủy nội địa là một trong những giải pháp hữu hiệu để gỡ nút thắt về vấn đề kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này, đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước và nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

Giảm chi ngân sách

Hạ tầng giao thông nói chung, hàng hải và đường thủy nội địa nói riêng là nền tảng quan trọng đối với phát triển, đánh giá phát triển KT - XH của mọi quốc gia, vùng kinh tế. Đối với lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa, ngoài các cảng biển, bến phao, bến thủy nội địa còn có hệ thống luồng lạch, khu neo đậu, chuyển tải, tránh trú… Đây là những hạng mục phụ thuộc, bị ảnh hưởng nhiều vào yếu tố tự nhiên. Các hạng mục này nếu không được xây dựng, bảo trì tốt thì toàn bộ hệ thống giao thông đường thủy nội địa, hàng hải sẽ không vận hành được hoặc vận hành không phát huy được hiệu quả do thiếu đồng bộ.

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chưa đủ để phân bổ, đáp ứng đủ cho việc bảo trì duy trì, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải, đường thủy nội địa; thì việc huy động, thu hút được nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện nạo vét luồng lạch, khu nước kết cấu hạ tầng hàng hải, đường thủy nội địa được đánh giá là một kênh chiến lược thu hút đầu tư quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển KT – XH. Nỗi lo tiền đâu để đầu tư vào nạo vét đường thủy nội địa đã được tháo gỡ.

TP. HCM triển khai chủ trương xã hội hoá các dự án nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm bù chi phí, không sử dụng ngân sách

Xác định rõ tầm quan trọng của việc xã hội hóa trong lĩnh vực này, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này. Trong đó có, Quyết định số: 73/2013/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông Vận tải quản lý; Nghị định số 159/2018/NĐ-CP, ngày 28-11-2018 về việc quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa; Thông tư số: 33/2019/TT-BGTVT và 35/2019/TT-BGTVT Quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nướcđường thủy nội địa... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thu hút hiệu quả hơn các nhà đầu tư vào lĩnh vực nạo vét các tuyến luồng hàng hải.

Thực tế cho thấy, các dự án được triển khai đã mang lại nhiều lợi ích, tiết kiệm được khá nhiều kinh phí và hiệu quả vẫn cao. Đơn cử như nạo vét luồng ở Đà Nẵng, những năm trước đây phải chi đến khoảng 17 tỷ đồng cho nạo vét, nhưng khi triển khai xã hội hóa chỉ còn khoảng 9 tỷ đồng. Hay luồng Cái Lân trước đây cũng tốn khoảng hơn 20 tỷ đồng, nhưng khi thực hiện xã hội hóa chỉ còn khoảng chục tỷ đồng. Luồng Quy Nhơn cũng chỉ mất có 5 tỷ đồng, trong khi đó trước đây phải mất hơn chục tỷ đồng.

Ngoài ra, xã hội hóa việc nạo vét hàng hải sẽ mang lại nguồn doanh thu cho NSNN như: Thuế tài nguyên, phí môi trường, tiền cấp quyền khai thác, cũng như các loại thuế, phí khác theo quy định. Đây là nguồn thu rất lớn cho NSNN. Dự án được triển khai dưới hình thức xã hội hóa là cơ sở để quản lý các đơn vị thi công có đăng ký, có cấp phép hoạt động, mang lại chất lượng thi công đảm bảo về kỹ thuật, môi trường, an toàn hàng hải và không làm thất thoát các khoản thu thuế, phí của nhà nước. Qua đó, giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên và thất thu cho NSNN. Và điều quan trọng là, nhà nước, nhà đầu tư và người dân, doanh nghiệp tham gia, khai thác giao thông đường thủy đều được hưởng lợi từ triển khai xã hội hóa lĩnh vực này.

Minh bạch triển khai dự án

Dù có nhiều lợi ích mang lại từ thực hiện xã hội hóa việc nạo vét các tuyến luồng hàng hải, cảng biển, nhưng trong quá trình thực hiện chủ trương này, có nơi đã nảy sinh những bất cập, kẽ hở, một số nhà đầu tư khai thác cát trái phép ngoài dự án, khai thác hơn độ sâu thiết kế được duyệt; hay “cát tặc” trá hình đơn vị thi công, lợi dụng khu vực có dự án để trà trộn khai thác trái phép, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra là, cần giám sát bảo đảm minh bạch trong quá trình triển khai dự án cũng như hỗ trợ của các lực lượng chức năng ngăn chặn được tình trạng khai thác theo kiểu “cát tặc” trá hình?

Có thể nói, cơ chế xã hội hóa công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải, cảng biển đã mở ra cơ hội cho rất nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Để tạo sự minh bạch, cũng như sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố Danh mục dự án xã hội hóa nạo vét duy tu, đảm bảo giao thông, kết hợp tận thu sản phẩm hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải và tuyến đường thủy nội địa quốc gia. Ngoài ra pháp luật hiện hành cũng quy định rất rõ về trình tự, thủ tục triển khai các dự án này rất chặt chẽ. Theo đó, phương tiện, thiết bị thi công bắt buộc phải có gắn hệ thống thiết bị giám sát hành trình, camera ghi hình và chịu sự giám sát cộng đồng. Nhà đầu tư sau khi ký kết hợp đồng dự án với cơ quan QLNN, phải tuân thủ các quy định của Chính quyền địa phương và các Bộ ngành liên quan.

Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ lợi dụng dự án xã hội hóa nạo vét để khai thác “cát tặc”, nghị định và thông tư hướng dẫn đưa ra hàng loạt yêu cầu cụ thể. Theo đó, phân rõ trách nhiệm và giám sát nghiêm ngặt đối với dự án trên tất cả các khâu từ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, dự án chuyển tiếp; đến thi công, bàn giao dự án hoàn thành. Nhà đầu tư cũng có trách nhiệm lựa chọn tư vấn giám sát độc lập thi công, nghiệm thu và toàn bộ dự án trình cơ quan QLNN chấp thuận; trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có quyền lựa chọn tư vấn hỗ trợ giám sát thực hiện hợp đồng dự án.

Theo quy định chung, sau khi Bộ GTVT công bố danh mục dự án xã hội hóa đầu tư nạo vét hàng hải (vùng nước cảng biển) quốc gia, Cục HHVN tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để mời thầu và đàm phán hợp đồng dự án, trình Bộ GTVT phê duyệt. Cục HHVN tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi và thực hiện giám sát dự án theo quy định. Điều này sẽ tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư có nguyện vọng và năng lực, đều có thể tham gia dự án.

Các dự án đều phải được đồng thuận chủ trương triển khai của địa phương địa bàn dự án. Thực hiện nội dung này, mới đây, UBND TP Hồ Chí Minh đã đồng ý chủ trương thực hiện các dự án xã hội hóa nạo vét một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải và tuyến đường thủy nội địa sông theo hình thức tận thu sản phẩm sử dụng để bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước. Cụ thể, thành phố thông qua chủ trương tiếp tục triển khai Dự án Xã hội hóa đầu tư xây dựng khu neo đậu, chuyển tải, chờ đợi vào các bến cảng trên sông Soài Rạp. Dự án này nằm ở vịnh Gành Rái, huyện Cần Giờ TPHCM do Công ty CPĐT Khai thác Cảng làm chủ đầu tư. Dự án nạo vét khu neo đậu tránh bão trên sông Gò Gia đoạn từ tim luồng Tắc ông Cu cắt vuông góc sông Gò Gia về phía thượng lưu. Phương thức thực hiện là kết hợp tận thu sản phẩm bù chi phí, không dùng ngân sách nhà nước. Dự án này do Công ty TNHH Thành Hồng Phát làm chủ đầu tư, đã được Bộ GTVT chấp thuận chủ trương thực hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Một dự án khác cũng thực hiện theo phương thức này là dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu, nâng cấp luồng sông Đồng Tranh và tuyến luồng Tắc Ông Cu - Tắc Bài đến sông Gò Gia do Công ty TNHH Hải Hưng Thịnh làm chủ đầu tư.

Để thuận tiện cho công tác giám sát, thời gian thực hiện nạo vét từ 6h - 18h, không được thi công vào ban đêm. Các nhà đầu tư cũng phải có trách nhiệm phối hợp địa phương để thực hiện khâu giám sát cộng đồng. Cục hàng hải Việt Nam sẽ tổ chức lựa chọn tư vấn giám sát độc lập đủ năng lực để hỗ trợ giám sát thực hiện.

Với hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, tin rằng, việc xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa sẽ phát huy được hiệu quả, giải quyết được hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân cũng như doanh nghiệp thụ hưởng. Thu hút được nguồn lực mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển được KTXH cho các vùng kinh tế và cả nước theo chủ trương khuyến khích, đúng đắn của Đảng, nhà nước.

                                                                                                                                                             Nguồn ST.

Bài viết liên quan:

Nới quy định về chứng chỉ chuyên môn, thu hút người tài cho ngành hàng hải
11/09/2020 526
Nới quy định về chứng chỉ chuyên môn, thu hút người tài cho ngành hàng hải

Bộ GTVT đã điều chỉnh quy định cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên đã có Giấy chứng nhận ở nước ngoài…

Doanh nghiệp hàng hải, cảng biển than khó
31/08/2020 536
Doanh nghiệp hàng hải, cảng biển than khó

Tỷ lệ tiêm vaccine thấp, cấp giấy đi đường cho lao động quá ít là những rào cản làm ngưng trệ hoạt động của doanh nghiệp hàng hải.

Tại cuộc họp trực tuyến về tạo thuận lợi cho vận tải biển và dịch vụ logistics trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 ngày 17/9, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) lo ngại tỷ lệ tiêm vaccine cho thuyền viên khá ít.

Nhiều thủy thủ viễn dương Việt Nam đang bị mắc kẹt ở nước ngoài
26/08/2020 507
Nhiều thủy thủ viễn dương Việt Nam đang bị mắc kẹt ở nước ngoài

Gần 80 tàu viễn dương, với hàng trăm thủy thủ đang hoạt động tại các vùng biển Atlantis, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… suốt nhiều tháng nay chưa thể về Việt Nam.

HÀNG HÓA QUA CẢNG BIỂN VIỆT NAM GIỮ NHỊP TĂNG TRƯỞNG BẤT CHẤP DỊCH COVID-19
24/08/2020 511
HÀNG HÓA QUA CẢNG BIỂN VIỆT NAM GIỮ NHỊP TĂNG TRƯỞNG BẤT CHẤP DỊCH COVID-19

Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ đà tăng, trong đó, hàng container có sự tăng trưởng khả quan…

KHẢO SÁT CỦA HIỆP HỘI CHỦ TÀU VÀ HIỆP HỘI THUYỀN VIÊN VỀ BẢO VỆ SỨC KHỎE THUYỀN VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
07/08/2020 339
KHẢO SÁT CỦA HIỆP HỘI CHỦ TÀU VÀ HIỆP HỘI THUYỀN VIÊN VỀ BẢO VỆ SỨC KHỎE THUYỀN VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Các hạn chế do các chính phủ trên thế giới áp đặt liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và điều kiện phúc lợi của thuyền viên. Bất chấp nỗ lực của một số quốc gia nhằm cải thiện tình hình, hiện toàn cầu có khoảng 200 ngàn thuyền viên đang chờ đợi để được hồi hương, trong số đó có rất nhiều người vẫn đang phải ở lại tàu vượt quá thời gian quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên.

Thuê tàu ngoài - Cứu cánh của doanh nghiệp vận tải biển
06/08/2020 325
Thuê tàu ngoài - Cứu cánh của doanh nghiệp vận tải biển

Nói về khó khăn thị trường của các doanh nghiệp vận tải biển, người trong cuộc cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập hơn chục năm nay. Dẫn chứng số liệu sản xuất kinh doanh chỉ làm chúng ta đặt thêm câu hỏi “Tại sao đến giờ này các doanh nghiệp vận tải biển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vẫn còn sống sót được trước những con sóng lớn đến thế?”.

Cục Hàng hải Việt Nam ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống dịch COVID-19
27/07/2020 352
Cục Hàng hải Việt Nam ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống dịch COVID-19

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị yêu cầu thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống dịch.

HẢI PHÒNG GIẢM PHÍ CẢNG BIỂN
24/07/2020 396
HẢI PHÒNG GIẢM PHÍ CẢNG BIỂN

Sáng 22-7, HĐND TP Hải Phòng đã thông qua nghị quyết điều chỉnh giảm phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng; phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Cát Hải, một số loại phí và lệ phí…

EVFTA – HÀNG HẢI ĐÓN BẮT CƠ HỘI BỨT PHÁ
20/07/2020 315
EVFTA – HÀNG HẢI ĐÓN BẮT CƠ HỘI BỨT PHÁ

EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 tới đây được xem là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và các cảng biển của Việt Nam phát triển. Vậy ngành hàng hải đã chuẩn bị ra sao để tận dụng tốt cơ hội mà EVFTA mang lại?

PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM: ‘PHÁT HIỆN HƠN 5.000 KHIẾM KHUYẾT TÀU BIỂN’
13/07/2020 266
PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM: ‘PHÁT HIỆN HƠN 5.000 KHIẾM KHUYẾT TÀU BIỂN’
 

Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, “trong 6 tháng đầu năm 2020, các cảng vụ hàng hải kiểm tra, phát hiện hơn 5.000 khiếm khuyết của tàu biển Việt Nam
Phó Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam: ‘Phát hiện hơn 5.000 khiếm khuyết tàu biển’.

Giá dầu thế giới giảm nhẹ
08/07/2020 331
Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên 7/7, khi số ca mắc COVID-19 tăng vọt tiếp tục gây lo ngại nhu cầu dầu thô sẽ yếu hơn.

THỊ TRƯỜNG LOGISTICS SẼ SÔI ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI
29/06/2020 257
THỊ TRƯỜNG LOGISTICS SẼ SÔI ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Dự kiến sẽ tăng vọt đơn hàng khi Hiệp định Thương mại EVFTA có hiệu lực, ngành logistics đang chuẩn bị hạ tầng, kỹ thuật để tận dụng cơ hội này…

CẢNG BIỂN MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19: ĐỨT ĐOẠN’ TĂNG TRƯỞNG HAI CON SỐ
22/06/2020 269
CẢNG BIỂN MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19: ĐỨT ĐOẠN’ TĂNG TRƯỞNG HAI CON SỐ
HÀNG HẢI HƯỞNG LỢI GÌ TỪ EVFTA?
20/06/2020 242
HÀNG HẢI HƯỞNG LỢI GÌ TỪ EVFTA?

Khi Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam có hiệu lực, hoạt động hàng hải sẽ hưởng lợi lớn từ việc gia tăng các hợp đồng hàng hóa, thương mại.

Chuyên viên tư vấn
Facebook
0904677232
Click để gọi ngay cho tôi - messenger Click để gọi ngay cho tôi - zalo