HÀNG HẢI HƯỞNG LỢI GÌ TỪ EVFTA?

20/06/2020 08:54:12 283

HÀNG HẢI HƯỞNG LỢI GÌ TỪ EVFTA?
Mục lục
HÀNG HẢI HƯỞNG LỢI GÌ TỪ EVFTA?
 

Khi Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam có hiệu lực, hoạt động hàng hải sẽ hưởng lợi lớn từ việc gia tăng các hợp đồng hàng hóa, thương mại.

 

 

Cảng biển “đón sóng”…

Ông Nguyễn Tương, Phó tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics VN cho biết, việc Quốc hội chính thức thông qua và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ mang lại cơ hội lớn đối với hoạt động hàng hải.

Khi EVFTA có hiệu lực, dự kiến, xuất khẩu ngành thủy sản từ Việt Nam vào EU sẽ tăng trung bình 2%/năm, nhập khẩu từ EU có thể trong khoảng 2,8 – 5% trong giai đoạn 2020 – 2030.

“Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định.

Tốc độ tăng xuất khẩu mặt hàng da giày vào EU dự báo gấp đôi vào năm 2025 và tổng xuất khẩu giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành da giày tăng ở mức 31,8% khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực”, ông Tương nói và cho biết, với khoảng 90% hàng hóa ngoại thương toàn cầu đi bằng đường biển như hiện nay, cảng biển Việt Nam, nhất là các cảng nước sâu sẽ đón một lượng hàng lớn.

TS. Chu Quang Thứ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN cho rằng, hiệp định EVFTA có hiệu lực, cảng biển Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn khi là mắt xích trong chuỗi phân phối toàn cầu. Ông Thứ bày tỏ sự lo ngại về năng lực tiếp nhận của cảng biển Việt Nam khi kích cỡ tàu vận tải sẽ gia tăng để đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng mạnh.

“Dự kiến đến năm 2021, những container sức chở đến 18.000 TEUs sẽ chiếm 70% lượng tàu hoạt động trên tuyến Á – Âu. Nếu một con tàu 18.000 – 20.000 TEUs mở tuyến đến Việt Nam thì chỉ có cụm cảng nước sâu như Cái Mép – Thị Vải và Lạch Huyện mới có khả năng tiếp nhận.

Tuy nhiên, những con tàu này thường có chiều dài từ 350 – 400m. Trong khi đó, cầu bến tại Cái Mép – Thị Vải chỉ khoảng 600m, việc đón 2 tàu mẹ cùng lúc gần như không thể”, ông Thứ nói.

Đại diện Công ty vận tải biển Vinalines cho biết, lâu nay, thị trường châu Âu vẫn “mở cửa” với đội tàu hàng rời (sắt, thép, quặng) từ Việt Nam. Khi EVFTA có hiệu lực, sản lượng các mặt hàng có thể tăng, thủ tục đối với đội tàu Việt sang châu Âu cũng dễ dàng hơn.

“Tuy vậy, vướng mắc lớn nhất là tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn đối với tàu biển khai thác tại châu Âu rất khắt khe. Trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn, tàu vận tải rất có thể bị chính quyền cảng châu Âu yêu cầu lên đà sửa chữa với chi phí đắt đỏ gấp 10 lần so với tại Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản.

Do đó, việc vận chuyển hàng hóa sang thị trường này của đội tàu Việt Nam vẫn khá dè dặt”, đại diện này thông tin.

Khắc phục điểm nghẽn

Theo ông Nguyễn Tương, điểm trừ lớn nhất của cảng biển Việt Nam trước làn sóng EVFTA hiện nay là vấn đề kết nối. Trong đó, hệ thống giao thông đường bộ xuống Cái Mép – Thị Vải chưa đồng bộ, chưa có kết nối đường sắt vào cảng.

“Tại miền Bắc, khu vực cảng biển Hải Phòng, đường bộ đang là phương thức chiếm ưu thế cho việc rút hàng từ cảng (trên 50%) với tuyến vận tải chủ đạo vào sâu trong nội địa là QL5.

Song, hiện nay tuyến đường này đã quá tải, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kết nối trực tiếp với tuyến đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện nhưng do phí BOT cao nên việc san sẻ áp lực phương tiện cho QL5 vẫn chưa cao.

Cùng đó, hiện cảng Hải Phòng có tuyến đường sắt kết nối đưa/rút hàng từ cảng nhưng hoạt động không hiệu quả do giao cắt với đường bộ và đi qua trung tâm thành phố (chỉ đảm nhận 1% hàng đến/đi từ cảng)”, ông Tương cho hay.

“Trước cơ hội lớn từ EVFTA, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu lại hệ thống giao thông kết nối tại cảng biển để hàng hóa lưu thông thông suốt, tăng năng lực thông qua của cảng biển”, ông Nguyễn Tương nói.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó TGĐ Công ty TNHH Cảng quốc tế Cái Mép cũng cho rằng, hạ tầng kết nối cần được đầu tư đồng bộ hơn, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối liên tỉnh về Cái Mép để tối ưu hơn về chi phí logistics.

“Trước xu hướng gia tăng cỡ tàu của các hãng vận tải trên thế giới, đáp ứng lượng hàng hóa trung chuyển lớn, hơn một năm nay, các cảng đã bắt tay hợp tác để tận dụng tối ưu cơ sở hạ tầng cầu cảng trong việc đón tàu mẹ trọng tải lớn (trên 18.000 TEUs)”, ông Kỳ thông tin thêm.

Theo ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải VN (Cục Hàng hải VN), thời gian tới Cục Hàng hải VN sẽ tham mưu Bộ GTVT xây dựng quy hoạch cảng biển thời kỳ 2021 – 2030 khắc phục những hạn chế trong các thời kỳ trước đây, lựa chọn những nhà đầu tư có đủ tiềm lực phát triển cảng biển hiện đại.

Trong đó có cả việc đầu tư các “bến mềm” thực hiện chuyển tải hàng hóa và các dịch vụ xếp dỡ khi hệ thống cảng cứng không đáp ứng được nhu cầu hoặc hạn chế về luồng lạch.

Ở góc độ khác, ông Hồ Kim Lân, Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho rằng, vấn đề luồng lạch ảnh hưởng lớn đến năng lực khai thác, đón tàu lớn của cảng biển Việt Nam. Trước làn sóng EVFTA, thời gian tới, luồng vào cảng Cái Mép cần sớm được nạo vét đến -15.5m để các tàu kích cỡ lớn từ 10.000 – 21.500 TEUs ra vào cảng không phải phụ thuộc vào thủy triều.

Luồng vào cảng nước sâu Lạch Huyện cũng cần được quan tâm, nạo vét thường xuyên đảm bảo chuẩn tắc -14m như thiết kế để tăng hiệu quả khai thác cảng và tăng tính hấp dẫn đối với các tàu mẹ.


Trong khi cảng biển Việt Nam được dự báo sẽ hưởng lợi từ EVFTA, cơ hội cho vận tải biển khá hạn chế. Theo ông Bùi Việt Hoài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải biển VN, EVFTA sẽ thúc đẩy việc vận chuyển hàng hóa container nhưng mặt hàng này hiện đang được các hãng tàu lớn trên thế giới như: Maersk, MSC, CMA CGM… “thôn tính”, khả năng xâm nhập vào thị trường của đội tàu Việt Nam rất ít.

                                                                                                                                                                                     Nguồn ST

Bài viết liên quan:

[Tin tức Hàng hải] Wan Hai Lines đầu tư 150 triệu USD để mua 48.000 container
23/06/2025 37
[Tin tức Hàng hải] Wan Hai Lines đầu tư 150 triệu USD để mua 48.000 container

Hãng vận tải biển Wan Hai Lines của Đài Loan đã cam kết đầu tư khoảng 150 triệu USD để đặt mua tổng cộng 48.000 container, chia đều cho hai nhà cung cấp, theo DynaLiners. Cụ thể, công ty đã đặt lô hàng đầu tiên gồm 30.000 container từ CIMC, trị giá khoảng 100 triệu USD, và lô hàng tiếp theo gồm 18.000 container từ Singamas, trị giá xấp xỉ 50 triệu USD.

 

[Tin tức Hàng hải] “Cú bắt tay xanh” của 5 xưởng sửa tàu quốc tế: Tăng tốc chuyển đổi bền vững ngành hàng hải
10/06/2025 31
[Tin tức Hàng hải] “Cú bắt tay xanh” của 5 xưởng sửa tàu quốc tế: Tăng tốc chuyển đổi bền vững ngành hàng hải

Drydocks World, công ty con của tập đoàn DP World (Dubai), cùng bốn đối tác đồng sáng lập gồm Sefine Shipyard (Thổ Nhĩ Kỳ), Astilleros Shipyard Group (Tây Ban Nha), BREDO Dry Docks (Đức) và IMC Shipyard Services Group (có trụ sở tại Singapore, Trung Quốc và Thái Lan) đã công bố sự ra đời của tổ chức Liên minh Xanh Toàn cầu các Xưởng Sửa chữa Tàu biển – GGSA.

 

[Tin tức Hàng hải] MSC lập kỷ lục khi siêu tàu 24.000 TEU cập cảng Tây Phi, hứa hẹn tái định hình bức tranh kinh tế khu vực
10/06/2025 41
[Tin tức Hàng hải] MSC lập kỷ lục khi siêu tàu 24.000 TEU cập cảng Tây Phi, hứa hẹn tái định hình bức tranh kinh tế khu vực

Lần đầu tiên trong lịch sử hàng hải châu Phi, hãng tàu MSC Mediterranean Shipping Company đã đưa vào khai thác các tàu container siêu lớn (ULCV) có sức chở lên tới 24.000 TEU tại khu vực này. Sự kiện hai tàu MSC DILETTA và MSC TÜRKIYE chính thức hoạt động trên tuyến dịch vụ Africa Express – kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á với các quốc gia Tây Phi như Ghana, Togo, Bờ Biển Ngà và Cameroon – không chỉ đánh dấu bước tiến vượt bậc về năng lực cảng biển, mà còn mở ra cơ hội bứt phá cho toàn bộ nền kinh tế khu vực.

 

Nới quy định về chứng chỉ chuyên môn, thu hút người tài cho ngành hàng hải
11/09/2020 574
Nới quy định về chứng chỉ chuyên môn, thu hút người tài cho ngành hàng hải

Bộ GTVT đã điều chỉnh quy định cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên đã có Giấy chứng nhận ở nước ngoài…

Doanh nghiệp hàng hải, cảng biển than khó
31/08/2020 581
Doanh nghiệp hàng hải, cảng biển than khó

Tỷ lệ tiêm vaccine thấp, cấp giấy đi đường cho lao động quá ít là những rào cản làm ngưng trệ hoạt động của doanh nghiệp hàng hải.

Tại cuộc họp trực tuyến về tạo thuận lợi cho vận tải biển và dịch vụ logistics trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 ngày 17/9, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) lo ngại tỷ lệ tiêm vaccine cho thuyền viên khá ít.

Nhiều thủy thủ viễn dương Việt Nam đang bị mắc kẹt ở nước ngoài
26/08/2020 554
Nhiều thủy thủ viễn dương Việt Nam đang bị mắc kẹt ở nước ngoài

Gần 80 tàu viễn dương, với hàng trăm thủy thủ đang hoạt động tại các vùng biển Atlantis, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… suốt nhiều tháng nay chưa thể về Việt Nam.

HÀNG HÓA QUA CẢNG BIỂN VIỆT NAM GIỮ NHỊP TĂNG TRƯỞNG BẤT CHẤP DỊCH COVID-19
24/08/2020 558
HÀNG HÓA QUA CẢNG BIỂN VIỆT NAM GIỮ NHỊP TĂNG TRƯỞNG BẤT CHẤP DỊCH COVID-19

Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ đà tăng, trong đó, hàng container có sự tăng trưởng khả quan…

KHẢO SÁT CỦA HIỆP HỘI CHỦ TÀU VÀ HIỆP HỘI THUYỀN VIÊN VỀ BẢO VỆ SỨC KHỎE THUYỀN VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
07/08/2020 381
KHẢO SÁT CỦA HIỆP HỘI CHỦ TÀU VÀ HIỆP HỘI THUYỀN VIÊN VỀ BẢO VỆ SỨC KHỎE THUYỀN VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Các hạn chế do các chính phủ trên thế giới áp đặt liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và điều kiện phúc lợi của thuyền viên. Bất chấp nỗ lực của một số quốc gia nhằm cải thiện tình hình, hiện toàn cầu có khoảng 200 ngàn thuyền viên đang chờ đợi để được hồi hương, trong số đó có rất nhiều người vẫn đang phải ở lại tàu vượt quá thời gian quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên.

Thuê tàu ngoài - Cứu cánh của doanh nghiệp vận tải biển
06/08/2020 372
Thuê tàu ngoài - Cứu cánh của doanh nghiệp vận tải biển

Nói về khó khăn thị trường của các doanh nghiệp vận tải biển, người trong cuộc cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập hơn chục năm nay. Dẫn chứng số liệu sản xuất kinh doanh chỉ làm chúng ta đặt thêm câu hỏi “Tại sao đến giờ này các doanh nghiệp vận tải biển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vẫn còn sống sót được trước những con sóng lớn đến thế?”.

Cục Hàng hải Việt Nam ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống dịch COVID-19
27/07/2020 397
Cục Hàng hải Việt Nam ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống dịch COVID-19

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị yêu cầu thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống dịch.

HẢI PHÒNG GIẢM PHÍ CẢNG BIỂN
24/07/2020 440
HẢI PHÒNG GIẢM PHÍ CẢNG BIỂN

Sáng 22-7, HĐND TP Hải Phòng đã thông qua nghị quyết điều chỉnh giảm phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng; phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Cát Hải, một số loại phí và lệ phí…

EVFTA – HÀNG HẢI ĐÓN BẮT CƠ HỘI BỨT PHÁ
20/07/2020 380
EVFTA – HÀNG HẢI ĐÓN BẮT CƠ HỘI BỨT PHÁ

EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 tới đây được xem là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và các cảng biển của Việt Nam phát triển. Vậy ngành hàng hải đã chuẩn bị ra sao để tận dụng tốt cơ hội mà EVFTA mang lại?

Xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải
17/07/2020 359
Xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải

Việc xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa sẽ phát huy được hiệu quả, giải quyết được hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân cũng như doanh nghiệp thụ hưởng.

PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM: ‘PHÁT HIỆN HƠN 5.000 KHIẾM KHUYẾT TÀU BIỂN’
13/07/2020 311
PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM: ‘PHÁT HIỆN HƠN 5.000 KHIẾM KHUYẾT TÀU BIỂN’
 

Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, “trong 6 tháng đầu năm 2020, các cảng vụ hàng hải kiểm tra, phát hiện hơn 5.000 khiếm khuyết của tàu biển Việt Nam
Phó Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam: ‘Phát hiện hơn 5.000 khiếm khuyết tàu biển’.

Giá dầu thế giới giảm nhẹ
08/07/2020 378
Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên 7/7, khi số ca mắc COVID-19 tăng vọt tiếp tục gây lo ngại nhu cầu dầu thô sẽ yếu hơn.

Chuyên viên tư vấn
Facebook
0934260569
Click để gọi ngay cho tôi - messenger Click để gọi ngay cho tôi - zalo